Công thức tính diện tích tứ giác bất kỳ

Công thức tính diện tích tứ giác bất kỳ

Nếu bạn chưa biết công thức tính diện tích tứ giác bất kỳ, vậy thì cùng webloikhuyen tìm hiểu công thức tính diện tích tứ giác bất kỳ nhé.

Mục Lục

Tứ giác

Trong hình học phẳng, một tứ giác là một đa giác hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh, trong đó không có bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng.

Tứ giác đơn

Bất kỳ tứ giác không có 2 cạnh không kề nhau nào cắt nhau là một tứ giác đơn. Tứ giác đơn có thể lồi hoặc lõm. Tổng các góc trong của tứ giác đơn ABCD bằng 360 độ

Tứ giác lồi

Trong một tứ giác lồi, tất cả các góc trong đều nhỏ hơn 180 độ và 2 đường chéo đều nằm trong tứ giác. Hiểu theo cách khác, tứ giác có tất cả các cạnh nằm về 1 nửa mặt phẳng thì là tứ giác lồi.

Tứ giác không đều: không có cặp cạnh nào song song với nhau. Tứ giác không đều thường được dùng để đại diện cho tứ giác lồi nói chung.

Hình bình hành: có 2 cặp cạnh đối song song. Hình bình hành là một tứ giác có 2 cặp cạnh song song.

Hình vuông: có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (góc vuông)

Hình chữ nhật: tất cả các góc đều là góc vuông, có 2 đường chéo cắt nhau và bằng nhau.

Hình thoi: có 4 cạnh bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

Hình thang: có ít nhất 2 cạnh đối song song.

Công thức tính diện tích tứ giác bất kỳ

Công thức tính diện tích tứ giác bất kỳ (kí hiệu là S)

+ Tính diện tích hình bình hành S = A * H

Với A là cạnh đáy, H là chiều cao

+ Tính diện tích hình vuông S = A * A hoặc S = A^2

Với A là cạnh hình vuông

+ Tính diện tích hình chữ nhật S = A * B

Với A là chiều dài, B là chiều rộng

+ Tính diện tích hình thoi S = ½ * D1 * D2

Với D1, D2 lần lượt là 2 đường chéo của hình thoi

+ Tính diện tích hình thang S = ½ * H * (A+B)

Với A, B lần lượt là cạnh đáy của hình thang

H là đường cao nối từ đỉnh tới đáy của hình thang

Để lại một bình luận